Chuyển đến nội dung chính


Học cách quản lý tốt tiền bạc

Hoặc là bạn kiểm soát tiền, hoặc nó sẽ kiểm soát bạn. Tiền bạc là phần quan trọng trong cuộc sống của bạn và khi bạn học được cách kiểm soát tài chính của mình, tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ được cải thiện và nâng cao.

Người nghèo: “Không biết quản lý tốt tiền của họ”.

Người giàu: “Quản lý tốt tiền của họ”.

Sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại tài chính là cách thức quản lý tiền bạc. Người nghèo hoặc là không biết quản lý tiền hoặc trốn tránh mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc nói chung. Có 2 lý do mà người nghèo dùng để biện minh cho việc họ không thích quản lý tiền bạc là: quản lý tiền bạc làm hạn chế tự do của họ và họ không có nhiều tiền để quản lý.

Sự thật là quản lý tiền bạc không làm hạn chế tự do mà ngược lại nó cho phép bạn có thể tạo ra tự do tài chính để không bao giờ phải làm việc nữa. Và khi bạn bắt đầu quản lý tiền, bạn sẽ có rất nhiều tiền. Bạn phải có được thói quen và kỹ năng quản lý số tiền nhỏ trước khi bạn có thể có số tiền lớn. Hãy nhớ, chúng ta là những tạo hóa của thói quen, và vì thế thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền.

T. Harv Eker đã hướng dẫn một số cách cơ bản giúp bạn bắt đầu quản lý tiền của mình:

Lập tài khoản Tự do tài chính

ãy mở và tách riêng một tài khoản ngân hàng gọi là tài khoản Tự do Tài chính của bạn. Bỏ vào đó 10% của mỗi đôla bạn nhận được (sau thuế). Số tiền này chỉ được sử dụng cho các vụ đầu tư, mua hay tạo ra các dòng tiền thu nhập thụ động. Công việc của tài khoản này là xây dựng một con gà vàng đẻ ra những quả trứng vàng gọi là thu nhập thụ động.

Khi nào bạn có thể chi tiêu số tiền này? Không bao giờ! Tài khoản này không bao giờ được dùng cho chi tiêu mà chỉ để đầu tư. Có thể, đến lúc bạn về hưu, bạn bắt đầu sử dụng thu nhập từ quỹ này (những quả trứng), nhưng không bao giờ được sử dụng tới số vốn gốc. Làm như vậy, nó cứ tiếp tục tăng lên và bạn sẽ không bao giờ lo sẽ rơi vào cảnh túng thiếu.

Trong trường hợp bạn đang phải đi vay tiền để sống. Hãy vay thêm và quản lý số tiền đó. Dù bạn đang vay mượn hay chỉ kiếm ra vài đôla mỗi tháng, bạn vẫn phải quản lý số tiền ấy. Những điều kỳ diệu về tiền bạc sẽ đến một khi bạn chứng tỏ với vũ trụ rằng bạn có thể xử lý nguồn tài chính mình sở hữu. “Cho đến khi chứng tỏ bạn có thể xử lý những gì bạn đang có, bạn sẽ không thể nhận được nhiều hơn thế”.

Hãy tạo ra một hũ Tự do Tài chính trong nhà bạn và cho tiền vào đó hàng ngày. Đó có thể là $10, $5, $1 một xu, hay toàn bộ xu lẻ của bạn. Số lượng không quan trọng, thói quen thì có. Bí quyết ở đây là đặt sự “chú ý hàng ngày”, thái độ và trí óc của bạn vào việc trở nên tự do tài chính. Hãy để cho hũ tiền đơn giản đó của bạn trở thành nam châm tiền, hút nhiều tiền và cơ hội tự do tài chính đến với cuộc đời bạn.

Cân bằng cuộc sống với “tài khoản hưởng thụ”

Một trong những bí quyết lớn nhất để quản lý đồng tiền là sự cân đối. Một mặt, bạn để dành càng nhiều tiền càng tốt nhằm đầu tư và kiếm ra nhiều tiền hơn. Mặt khác, bạn cần bỏ 10% khác từ thu nhập của bạn vào một “tài khoản hưởng thụ”. Tại sao? Bởi vì con người là một thể thống nhất. Bạn không thể chỉ tác động đến một phần cuộc sống của bạn mà không tác động lên những phần khác. Một số người cứ để dành, để dành, để dành, và đến khi cái tôi đầy trách nhiệm và lý trí đã được toại nguyện, thì phần “tinh thần bên trong” lại không thoả mãn. Cuối cùng, nhu cầu tìm kiếm niềm vui sẽ lên tiếng: “Tôi không chịu được nữa. Tôi cũng muốn được chú ý” và nó bắt đầu hủy hoại các thành quả của bạn.

“Tài khoản hưởng thụ” được thiết kế để củng cố khả năng “đón nhận” của bạn. Nó còn khiến việc quản lý tiền trở nên thú vị và vui thích hơn. Tài khoản này chủ yếu được sử dụng để nuông chiều chính bạn, làm những việc mà bạn không hay làm. Quy tắc của tài khoản hưởng thụ là phải được giải ngân mỗi tháng. Mỗi tháng bạn phải tiêu một khoản tiền trong tài khoản này theo cách khiến bạn cảm thấy mình giàu có.

Đã có rất nhiều người thành công khi thực hiện đúng các nguyên tắc trên.

Khi tham gia khóa học Millionaire Mind Intensive, Emma – một học viên của T. Harv Eker đang ở trong tình trạng sắp phá sản. Cũng như những học viên khác, cô được hướng dẫn phân chia tiền của mình vào nhiều tài khoản khác nhau. Emma quyết định chia 1 USD mỗi tháng vào các tài khoản, trong đó tài khoản Tự do tài chính được chia 10 xu.

Cô nghĩ thầm: “Làm sao tôi có thể trở nên tự do tài chính chỉ dựa vào mười xu mỗi tháng?”. Thế là cô quyết tâm nâng gấp đôi số tiền vào mỗi tháng. Tháng thứ hai cô chia 2 USD ra, tháng thứ ba là 4 USD, rồi 8 USD, 16 USD, 32 USD, 64 USD. Số tiền ấy cứ thế tăng lên.

Đến 2 năm sau, Emma đã thu được kết quả đáng ngạc nhiên từ sự nỗ lực của mình. Cô đã có thể bỏ 10.000 USD vào tài khoản Tự do tài chính. Giờ thì Emma đã không còn nợ nần gì và đang tiến trên con đường đến tự do tài chính. Tất cả là nhờ cô đã ứng dụng đúng vào thực tế những điều đã học, cho dù chỉ với 1 USD mỗi tháng.

Ngay lúc này đây, dù bạn đang sở hữu một gia tài lớn hay chẳng có gì trong tay thì điều đó cũng không có gì quan trọng

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tôi tạo ra cuộc đời tôi

Người giàu tin “Tôi tạo ra cuộc đời tôi.” Người nghèo tin “Cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.” Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, vậy là bạn vốn dĩ đã tin rằng bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình, và do vậy bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có. Bạn có bao giờ để ý rằng thông thường chỉ những người nghèo mới làm tiêu tan cả gia tài vào trò chơi xổ số không? Họ thành tâm tin rằng sự giàu có sẽ đến với họ nhờ ai đó sẽ đọc tên họ lên sau một cuộc rút thăm. Họ bỏ cả buổi tối thứ bảy để dán mắt vào ti vi, hồi hộp theo dõi buổi xổ số để xem tuần này vận may có “rơi” trúng mình hay không. Chắc chắn ai cũng muốn trúng số, và những người giàu thỉnh thoảng cũng vẫn chơi cho vui. Nhưng thứ nhất, họ không bao giờ chấp

Tham gia cuộc chơi để thắng

Người giàu tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng. Người nghèo tham gia cuộc chơi chỉ để không bị thua. Khi tham gia “cuộc chơi tiền bạc”, người nghèo thiên về phòng vệ thay vì tấn công. Nhưng nếu bạn tham gia một cuộc đấu thể thao hay bất kỳ trò chơi nào mà chỉ chăm chăm vào phòng thủ, cơ hội chiến thắng của bạn là bao nhiêu? Câu trả lời là: không có cơ hội nào cả. Mục đích của người giàu không phải chỉ là kiếm tiền, mà phải là rất nhiều tiền, tích lũy để tạo nên một cuộc sống thực sự sung túc và thịnh vượng”.

Tập trung vào các cơ hội

 Người giàu tập trung vào các cơ hội. Người nghèo tập trung vào những khó khăn. Người giàu nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng. Người nghèo nhìn thấy nguy cơ bị mất. Người giàu tập trung vào tiềm năng lợi nhuận. Người nghèo tập trung vào khả năng rủi ro. Điều đó dẫn đến một câu hỏi từ xa xưa như thế này: “Cái ly đang đầy một nửa hay đang vơi một nửa?”. Ở đây chúng ta không nói đến việc suy nghĩ tích cực, chúng ta chỉ bàn về quan điểm quen thuộc của bạn về thế giới. Người nghèo lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi. Trí óc họ liên tục “tua lại” những cảnh về những trở ngại hay những khó khăn, rủi ro đã hay có thể nảy sinh. Hướng suy nghĩ chủ yếu trong đầu họ là: “Điều gì sẽ xảy ra nếu phương án này không đem lại kết quả?” hay thường xuyên hơn, “Không làm được đâu!” Những người ở tầng lớp trung lưu lạc quan hơn đôi chút. Kiểu suy nghĩ của họ là “Tôi rất hy vọng việc này sẽ mang lại kết quả tốt đẹp”. Người giàu, như ta đã nói trên, nhận trách nhiệm về kết quả trong cuộc đời họ và hành động với suy ngh