Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Học cách quản lý tốt tiền bạc

Hoặc là bạn kiểm soát tiền, hoặc nó sẽ kiểm soát bạn. Tiền bạc là phần quan trọng trong cuộc sống của bạn và khi bạn học được cách kiểm soát tài chính của mình, tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ được cải thiện và nâng cao. Người nghèo: “Không biết quản lý tốt tiền của họ”. Người giàu: “Quản lý tốt tiền của họ”. Sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại tài chính là cách thức quản lý tiền bạc. Người nghèo hoặc là không biết quản lý tiền hoặc trốn tránh mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc nói chung. Có 2 lý do mà người nghèo dùng để biện minh cho việc họ không thích quản lý tiền bạc là: quản lý tiền bạc làm hạn chế tự do của họ và họ không có nhiều tiền để quản lý. Sự thật là quản lý tiền bạc không làm hạn chế tự do mà ngược lại nó cho phép bạn có thể tạo ra tự do tài chính để không bao giờ phải làm việc nữa. Và khi bạn bắt đầu quản lý tiền, bạn sẽ có rất nhiều tiền. Bạn phải có được thói quen và kỹ năng quản lý số tiền nhỏ trước khi bạn có thể có số tiền lớn. Hãy nhớ, chúng t


Các bài đăng gần đây

Tập trung vào các cơ hội

 Người giàu tập trung vào các cơ hội. Người nghèo tập trung vào những khó khăn. Người giàu nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng. Người nghèo nhìn thấy nguy cơ bị mất. Người giàu tập trung vào tiềm năng lợi nhuận. Người nghèo tập trung vào khả năng rủi ro. Điều đó dẫn đến một câu hỏi từ xa xưa như thế này: “Cái ly đang đầy một nửa hay đang vơi một nửa?”. Ở đây chúng ta không nói đến việc suy nghĩ tích cực, chúng ta chỉ bàn về quan điểm quen thuộc của bạn về thế giới. Người nghèo lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi. Trí óc họ liên tục “tua lại” những cảnh về những trở ngại hay những khó khăn, rủi ro đã hay có thể nảy sinh. Hướng suy nghĩ chủ yếu trong đầu họ là: “Điều gì sẽ xảy ra nếu phương án này không đem lại kết quả?” hay thường xuyên hơn, “Không làm được đâu!” Những người ở tầng lớp trung lưu lạc quan hơn đôi chút. Kiểu suy nghĩ của họ là “Tôi rất hy vọng việc này sẽ mang lại kết quả tốt đẹp”. Người giàu, như ta đã nói trên, nhận trách nhiệm về kết quả trong cuộc đời họ và hành động với suy ngh

Làm cho tiền của mình làm việc chăm chỉ

Người nghèo làm việc chăm chỉ và chi tiêu hết tất cả tiền bạc của họ và kết quả là họ phải làm việc chăm chỉ mãi mãi. Người giàu làm việc chăm chỉ, tiết kiệm, và rồi đầu tư tiền bạc của họ để họ không bao giờ phải làm việc chăm chỉ nữa. Người nghèo: “Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ”. Người giàu: “Làm cho tiền của họ làm việc chăm chỉ”. Hầu hết chúng ta được lập trình “phải làm việc chăm chỉ vì tiền”. Làm việc chăm chỉ là yếu tố rất quan trọng nhưng nếu chỉ có thế bạn sẽ không bao giờ làm giàu được. Trên thế giới có hàng triệu, hàng tỷ người đang làm việc quần quật suốt ngày đêm và phần lớn họ sống trong cảnh nghèo khổ, túng thiếu. Trong khi đó, bạn thử nghĩ xem ai hay tha thẩn quanh các câu lạc bộ thể thao ngoài trời khắp thế giới? Ai dành cả buổi chiều để chơi golf, tennis hay bơi thuyền? Ai dành các ngày trong tuần để mua sắm và nhiều tuần để đi nghỉ mát? Xin thưa, đó là người giàu! Như vậy, ý nghĩ “bạn phải làm việc chăm chỉ để giàu có” là thiếu cơ sở thực tế. Sở dĩ người giàu có t

Tham gia cuộc chơi để thắng

Người giàu tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng. Người nghèo tham gia cuộc chơi chỉ để không bị thua. Khi tham gia “cuộc chơi tiền bạc”, người nghèo thiên về phòng vệ thay vì tấn công. Nhưng nếu bạn tham gia một cuộc đấu thể thao hay bất kỳ trò chơi nào mà chỉ chăm chăm vào phòng thủ, cơ hội chiến thắng của bạn là bao nhiêu? Câu trả lời là: không có cơ hội nào cả. Mục đích của người giàu không phải chỉ là kiếm tiền, mà phải là rất nhiều tiền, tích lũy để tạo nên một cuộc sống thực sự sung túc và thịnh vượng”.

Tôi tạo ra cuộc đời tôi

Người giàu tin “Tôi tạo ra cuộc đời tôi.” Người nghèo tin “Cuộc sống toàn những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi.” Nếu muốn tạo ra thịnh vượng, điều quan trọng là bạn phải tin rằng bạn là người cầm lái của cuộc đời mình, đặc biệt là cuộc sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó, vậy là bạn vốn dĩ đã tin rằng bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình, và do vậy bạn không thể kiểm soát được hoặc kiểm soát rất ít khả năng thành công tài chính của bạn. Đó không phải là một thái độ để giàu có. Bạn có bao giờ để ý rằng thông thường chỉ những người nghèo mới làm tiêu tan cả gia tài vào trò chơi xổ số không? Họ thành tâm tin rằng sự giàu có sẽ đến với họ nhờ ai đó sẽ đọc tên họ lên sau một cuộc rút thăm. Họ bỏ cả buổi tối thứ bảy để dán mắt vào ti vi, hồi hộp theo dõi buổi xổ số để xem tuần này vận may có “rơi” trúng mình hay không. Chắc chắn ai cũng muốn trúng số, và những người giàu thỉnh thoảng cũng vẫn chơi cho vui. Nhưng thứ nhất, họ không bao giờ chấp

Định kế

BÁN LỖ MÀ LỜI Có hai cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một con đường với những điều kiện thuận lợi như nhau. Cửa hàng A mua một lô hàng lớn gồm nhiều mặt hàng với giá 1000đ/cái về bán 1100đ/cái. Cửa hàng B cũng mua lô hàng cùng chỗ, cùng giá, nhưng chỉ bán 1000đ/cái. Sau một thời gian ngắn, cửa hàng B bán hết hàng và lấy vốn đó mua kiểu hàng mới, kiểu mốt lạ hơn. Nhưng lần này mua 1000đ/cái họ lại bán 1200đ/cái. cửa hàng lúc đầu không bán được vì giá cao, lúc sau cũng không bán được vì kiểu mốt lạc hậu nên không bán được, muốn mua hàng mới thì không còn vốn. Trong lúc đó cửa hàng B lúc đầu lỗ một ít nhưng sau đó thì lời to.

Tạo gió bẻ măng

  TẠO CƠ HỘI QUẢNG CÁO KHÔNG MẤT TIỀN Kann là người chuyên nuôi dạy chó và kinh doanh chó bảo vệ. Để mở rộng kinh doanh, Kann đã viết về những chú chó dũng cảm dồn hung thủ vào chân tường chờ cảnh sát đến. Dân chúng thực sự thích thú khi đọc các tin này. Đài phát thanh và truyến hình được tin đã mời Kann phỏng vấn để giới thiệu tài năng của các con chó do ông huấn luyện. Kann đã châm mồi bằng bài báo đầu tiên làm xuất hiện cơ hội quảng cáo không mất tiền và ông đã nắm bắt cơ hội đó để phát triển kinh doanh. TẠO CƠN KHÁT ĐỂ BÁN NƯỚC Hari lúc 15 tuổi là người giúp việc cho một rạp xiếc ở Mỹ. Hari đã rang đậu phộng với thật nhiều muối, đóng bao đem tặng không cho khách hàng xem xiếc. Khi những gói đậu phộng rang dùng hết cũng là lúc khách khát nước không chịu nổi. Hari mang nước giải khát vào bán, mọi người tranh nhau mua. Thu nhập của Hari trong ngày cao hơn nhiều lần của một diễn viên xiếc.